PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh
dịch - Đạo của người tử tế
Nếu các bạn thực sự muốn tìm hiểu môn khoa học cổ xưa
của nền văn hóa lúa nước phương đông này thì điều đầu tiên tôi đề nghị các bạn
hãy kiên trì và thật tĩnh tâm, phải gạt bỏ tạm thời những ham muốn thường nhật
và xin hãy tạm gác những sở thích khác sang một bên để tập trung cao độ vào
việc nghiên cứu môn khoa học khó nhằn này thì may ra cũng thu được đôi điều bổ
ích ít ỏi ban đầu.
Giống
như bạn đang tìm tới một khu rừng rậm rạp nhiều thú dữ, cùng các loại côn trùng,
rắn rết…mọi nguy hiểm đều có thể xảy ra; nhưng nếu bạn biết tìm ra lối đi chuẩn
mực, đúng đắn thì trong khu rừng đó bạn sẽ gặp được nhiều loại lâm sản quý,
thậm trí có thể tìm được những kho “vàng, bạc, đá quý, kim cương…” của người
xưa để lại còn tiềm ẩn đâu đây đằng sau những “quẻ và hào” vô cùng huyền bí và khó hiểu.
Đừng bi quan bạn ơi! hãy dũng cảm lên. Mọi thành công lớn bao
giờ cũng tiềm ẩn mạo hiểm đòi hỏi tính kiên trì, sáng tạo và đương nhiên phải
có một quyết tâm sắt đá không chùn bước và nản trí trước mọi khó khăn trở ngại.
Những
điều huyền bí trong “khu rừng” này sẽ được vén tấm màn bí mật dần dần nếu các bạn
làm theo những hướng dẫn của các học giả tiền bối qua nhiều thời đại với bao
thăng trầm biến đổi hàng ngàn năm nay. Uyên bác như Khổng Tử mà cũng phải đọc
đi đọc lại đến “ba lần đứt chạc”. (Những thông tin cổ sơ này ra đời từ khi chưa
có giấy. Người xưa viết lên bọng tre rồi dùng chạc thừng kết lại thành sách).
Ba lần đứt chạc không hiểu là bao nhiêu lần đọc cho đến nay chưa ai khẳng định
được. Tôi đọc cuốn sách này từ một trong những bản thảo của nhà văn Nguyễn Hiến
Lê lúc cuộc chiến vừa ngưng tiếng súng. Tôi không dám đọc công khai vì nếu lộ
ra thì lôi thôi to. Bị phê bình hoặc kỷ luật như chơi vì ngày đó cuốn “triết
học cổ xưa nhất của loài người” này tạm thời bị coi là: “văn hóa xấu độc của
địch để lại. Nếu giữ để xem sẽ bị coi là tàng trữ và tiêm nhiễm tư tướng
xấu…Bên cạnh rất nhiều sách báo lá cải, vẫn có những nhà văn chân chính lưu giữ
và dịch thuật những cuốn sách mà ngày nay đã được khẳng định là vốn kiến thức
quý báu của nhân loại.
Đến nay trên thị trường sách của ta có quá nhiều tài liệu
nghiên cứu vế cuốn sách này. Mỗi sách viết theo những cách nhìn và phương pháp
riêng nhưng vẫn có một điểm chung nhất đó là tìm tòi và khẳng định tính khoa
học nguyên sơ, huyền bí của những câu chữ, cụm từ ngắn gọn mà ẩn chứa biết bao
quan niệm của người xưa về thế giới quan và nhân sinh quan thuần khiết đến lạ
kỳ không thể nào bác bỏ được. Nói cho cùng, ngày nay để hiểu được đúng những điều
đó cũng là rất khó nói chi đến việc phê
phán hay đánh giá. Hơn nữa tốt nhất là không nên phê phán hoặc đánh giá khi
chưa hiểu thấu đáo những điều còn vô cùng bí ẩn từ mấy ngàn năm nay mà vẫn còn
tươi mới và sẽ còn mới mãi với mọi thời đại.
Đó là cuốn sách mang tên: KINH DỊCH – sách dậy nghề làm thầy
bói của người xưa. Thật may với cái vỏ bọc dung dị đó, KINH DỊCH còn tồn tại
cho tới ngày nay mà không bị đốt cùng các loại kinh khác dưới thời ông vua tàn
bạo Trung hoa cổ đại: Tần Thủy Hoàng.
Về nguồn gốc và tác giả cuốn kinh này cho đến nay cũng vẫn
còn bỏ ngỏ chưa nhất quán theo một quan niệm nào vì chưa đủ căn cứ. Ta hãy tạm
chấp nhận đó là cuốn sách cổ xưa của nền văn hóa lúa nước Phương Đông. Hãy cùng
xem và ngẫm chúng ta sẽ nhận ra dần dần những điều giản dị mà sâu sắc đến lạ
thường của các siêu quần xưa viết lại từ thực tiễn hoang sơ, trầm tích và huyền
bí để ngày nay con cháu vẫn đau đầu suy ngẫm, luận bàn không bao giờ coi là đã
đủ. Người Phương Tây cũng dày công nghiên cứu và một trong những nhà khoa học
Đức (leibniz) đã dựa vào đó để kế thừa và phát triển thuyết Nhị phân – cơ sở
của toán học hiện đại và phương pháp kỹ thuật số (Digital) được vận dụng rộng
rãi và hữu ích trong nhiều ngành khoa học hiện nay.
Chiến sĩ –
Nghệ sĩ: Ngô Toàn Thắng
MỜI CÁC BẠN CÙNG QUAN TÂM ĐẾN MÔN KHOA HỌC CỔ KHOA NHẰN NI !
Trả lờiXóa